Saturday, November 1, 2014

Các loại thực phẩm giúp tăng cường sinh lực

Nếu được sử dụng một cách hợp lý, quả lựu, dưa hấu, dưa cải chua, sò cá... có thể giúp tăng cường đáng kể khả năng tình dục của mỗi người, kể cả hai phái nam và nữ.



Chẳng hạn, ở nam là các loại thực phẩm giàu kẽm (yếu tố thúc đẩy sản xuất tinh trùng) hoặc có tác dụng kích thích sản xuất hoóc môn sinh dục nam testosterone. Ở nữ, đó là thực phẩm có tác dụng kích thích sản xuất hoóc môn sinh dục nữ estrogen. Có thực phẩm tác động trên hệ thần kinh trung ương giúp tăng cường sự hứng khởi hoặc sự lưu thông máu trong cơ thể, để đưa máu nhiều hơn đến các cơ quan sinh dục - yếu tố rất quan trọng giúp tăng cường khả năng hoạt động tình dục.

Trong khi hầu hết thực phẩm có tác dụng tốt đối với khả năng tình dục ở cả nam và nữ thì một số loại lại ảnh hưởng trái chiều trên hai giới.
Dưới đây là một số loại thực phẩm có khả năng tăng cường khả năng tình dục của con người.

Quả lựu
Lựu giúp cơ thể sản xuất ra nitric oxide, loại chất có tác dụng giãn mạch và làm tăng lưu thông máu trong cơ thể, giúp đưa nhiều máu đến các cơ quan sinh dục. Ăn quả lựu hoặc uống nước ép lựu đều có tác dụng tốt đối với hoạt động tình dục.

Dưa hấu
Dưa hấu có chứa citrulline, một loại axit amin có tác dụng giãn các mạch máu, giúp cải thiện và tăng cường lưu lượng máu đến các hệ cơ quan của cơ thể, đặc biệt là tim và hệ sinh dục. Vỏ dưa hấu có chứa nồng độ citrulline cao hơn so với ruột.



Chocolate đen
Những phụ nữ ăn loại thực phẩm này hằng ngày có khả năng hoạt động tình dục cao hơn so với những người không ăn. Điều này có được là do chocolate đen có chứa serotonin và phenylethylamine, các hoạt chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng tạo nên trạng thái hưng phấn và sự vui vẻ.

Các loại sò, hến, hàu
Các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, yếu tố vi lượng rất cần thiết cho quá trình sản xuất testosterone và duy trì sức khỏe của tinh trùng. Ngoài ra, sò, hến, hàu cũng có nhiều dopamine, một loại hoóc môn có tác dụng tăng cường hứng khởi tình dục ở cả nam và nữ. Cách tốt nhất là ăn sống, nên phải rửa sạch chúng.

Hạt bí ngô
Hạt bí ngô rất giàu kẽm và chứa rất nhiều các axit béo omega 3 thiết yếu, tiền thân của prostaglandins, một loại chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tình dục.

Dưa cải bắp
Một nghiên cứu được đăng tải gần đây cho thấy 90% đàn ông được hỏi cảm thấy tăng đáng kể ham muốn tình dục sau khi ăn món ăn này.

Chuối
Bromelain, một loại enzyme có nhiều trong chuối, có thể giúp tăng cường ham muốn tình dục ở nam giới. Chuối cũng chứa nhiều kali và các vitamin B, các yếu tố giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Các loại hạnh nhân
Tất cả các loại hạnh nhân đều có tác dụng thúc đẩy ham muốn tình dục do có chứa nồng độ cao các axit béo thiết yếu cho quá trình tổng hợp các hoóc môn có tác dụng duy trì sự hưng phấn tình dục. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu L-Arginine, một chất có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu và đáp ứng phóng tinh, cũng như kẽm, một yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng. Mùi của hạnh nhân cũng nổi tiếng là có tác dụng kích thích tình dục và lôi cuốn phụ nữ. Tốt nhất hạnh nhân nên ăn sống (không thêm muối hoặc đường) hoặc trộn cùng salad.

Trứng
Các loại trứng gia cầm đều giàu vitamin B5 và B6, cả hai đều có tác dụng duy trì thăng bằng hoóc môn và giảm stress. Ngoài ra, trứng cũng có chứa nhiều cholesterol, một chất tiền thân quan trọng của cả hai loại hoóc môn sinh dục quan trọng là testosterone và estrogen.


Hầu hết các loại cá (đặc biệt là cá thu và cá hồi) đều có chứa một số lượng lớn các axit béo Omega-3, yếu tố có tác dụng thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh và tuần hoàn trong cơ thể.




Ớt
Ớt chứa nhiều capsaicin, một hoạt chất có tác dụng tăng cường lưu thông máu và kích thích sự giải phóng các loại endorphin có tác dụng thúc đẩy cảm xúc dương tính.

Các loại đậu
Ở dạng tươi sống, các loại đậu đều rất giàu kẽm, protein và các chất xơ, những yếu tố rất có ích cho sức khoẻ cũng như khả năng tình dục.

Cần tây
Cần tây sống có tác dụng thúc đẩy sản xuất androsterone, một loại hoóc môn không có mùi được bài tiết qua mồ hôi của nam giới có tác dụng lôi cuốn nữ giới. Tốt nhất, loại rau này nên được rửa sạch, cắt nhỏ và nhai sống.

Đậu nành
Dùng các sản phẩm từ đậu nành hằng ngày với một số lượng thích hợp có thể giúp thúc đẩy ham muốn và khả năng hoạt động tình dục ở nữ giới do chúng có chứa số lượng lớn phytoestrogen (estrogen thực vật).

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường

Lý do bạn nên uống nước ép cần tây

Cần tây được sử dụng làm salad, ăn sống và cũng có thể kèm theo các món xào. Nó cũng là một phần của kế hoạch giải độc cơ thể. Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp giải độc cũng như giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.



Nếu bạn không thích ăn cần tây thì bạn có thể tiêu thụ nước ép cần tây. Nước ép cần tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe không kém gì rau cần tây.

Trên thực tế, loại nước ép này không chỉ giúp cơ thể giải độc mà còn có thể kết hợp với các loại rau khác như cà rốt, dưa leo và gừng để thêm hương vị, khiến nó trở thành một loại nước uống lành mạnh và có thể uống hàng ngày.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nước ép cần tây mà bạn nên biết.

1. Tốt cho bạn sau khi tập luyện
 Nước ép cần tây chứa nhiều natri và kali giúp bù lại các chất điện phân bị mất trong quá trình tập luyện. Nó cũng bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất nước qua mồ hôi.

2. Phòng và ngăn chặn sự tăng trưởng các tế bào ung thư 
 Các hợp chất chống ung thư trong nước ép cần tây giúp ngăn ngừa ung thư da, lưỡi, thực quản, gan và đại tràng. Nó cũng chứa cumarin đã được chứng minh là có thể ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương các tế bào, có tác dụng chống đông máu và tăng cường họat động của một số tế bào bạch cầu giúp chống ung thư. Ngoài ra nước ép cần tây chứa các axít acetylenic và phenolic giúp ngăn ngừa hoạt động của prostaglandin, là nguyên nhân chính khiến tế bào ung thư phát triển và sinh sôi.


3. Giảm huyết áp 
 Phtalides là một nhóm các hợp chất được tìm thấy trong cần tây. Chúng có thể giúp thư giãn cơ trong và xung quanh các động mạch, do đó làm giảm huyết áp. Uống một cốc nước cần tây tươi hàng ngày để giảm huyết áp và giữ huyết áp trong tầm kiểm soát là cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện hàng ngày.



4. Giảm táo bón và lợi tiểu 
 Lượng kali và natri trong nước ép cần tây giúp cơ thể điều tiết chất dịch và kích thích sản xuất nước tiểu làm cho chúng thoát ra khỏi cơ thể bạn một cách dễ dàng. Cũng như cây cần tây, nước ép cần tây còn có tác dụng làm nhuận tràng một cách tự nhiên. Nhờ đó, nó được coi là có thể góp phần giảm tình trạng táo bón. Nó cũng giúp thư giãn các dây thần kinh khi bạn uống thuốc nhuận tràng.

5. Tăng cường ham muốn tình dục
 Cần tây được coi là một loại thuốc kích thích ham muốn tự nhiên. Nước ép cần tây giúp cho năng lượng trong cơ thể bạn lan tỏa ra tứ khi khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Ăn cần tây có thể làm tăng sản xuất chất lỏng trong quá trình xuất tinh. Một khi tăng khối lượng xuất tinh, người đàn ông sẽ nhận được nhiều cảm giác, niềm vui trong quá trình đạt cực khoái.

Món ngon K1-011114

Nộm tép tươiNộm tép tươi

Sau những cơn mưa rào mùa hạ, bạn dễ mua được những mớ tép tươi rất ngon. Ngoài trang lá chanh, bạn còn có thể làm món nộm tép tươi rất tươi ngon trộn cùng ớt chuông và gia vị chua ngọt. Nộm tép tươi không chỉ là món nhậu hấp dẫn với thực khách, là điểm nhấn thanh mát trong bữa cơm gia đình tép tươi còn cung cấp một lượng can xi vô cùng hữu ích bổ sung dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình của bạn. 
Tép tươi nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch, để ráo nước. Nếu là tép khô thì bạn cần ngâm nó trong nước chừng 5 - 10 phút để tép nở mềm. Cho tép vào rổ inox, rắc chút xíu muối đảo đều, rồi cho vào chõ để đồ chín hơi. Bạn có thể đun trực tiếp cũng chín tép nhưng nó sẽ không dẻo thịt bằng. 
Ớt chuông được xắt hạt lựu, rau mùi thái nhỏ, đổ chung vào 1 bát. Trong một bát khác bạn thái sợi một chút gừng, đổ các gia vị dấm, đường, dầu vừng, rượu vang nhạt vào đảo đều. Mỗi thứ gia vị chỉ cần một ít vì tép rất ngấm vị. Thứ nước trộn này chỉ cần nửa lưng bát con là vừa.
Đổ chung rau quả cùng với tép đã để nguội sau khi đồ chín. Bạn có thể cho thêm những rau quả khác nếu thích, như: dứa, dọc mùng muối, lá chanh thái sợi, lạc rang giã nhỏ, hạt tiêu,... Khi ăn, bạn đổ nước trộn vào tép và trộn đều tép với rau quả. Để chừng 5 phút là tép ngấm đều hương vị.Đọc thêm


Chả cá Lã Vọng tại nhàChả cá Lã Vọng tại nhà

Chả cá Lã Vọng là một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Từng miếng chả được rưới nước mỡ đang sôi, ăn kèm với bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm mắm tôm vô cùng hấp dẫn. Trước tiên, các bạn cần lọc mẻ để lấy phần nước mịn. Sơ chế cá rồi dùng khăn thấm khô và cắt thành từng miếng vừa ăn, chú ý giữ lại phần mỡ cá. Tẩm ướp cá với riềng và các loại gia vị đã chuẩn bị trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Trong lúc chờ đợi, các bạn sơ chế phần rau: chẻ hành củ thành từng lát mỏng, để nguyên cọng thì là hoặc cắt khúc dài. Nướng cá trên than hồng cho cháy xém 2 mặt. Nếu trong lúc nướng, thấy cá bị khô thì các bạn quét một chút dầu ăn lên cho miếng cá mềm. Cho mỡ cá vào chảo, rán cho tan hết. Đổ cá đã nướng vào chảo mỡ. Nhanh tay cho rau và hành vào đảo đều nhẹ nhàng là hoàn thành.Đọc thêm


Chả cá kho tiêuChả cá kho tiêu

Ngoài món chả cá rán, bạn còn có thể chế biến thêm món kho tiêu từ các loại chả cá.Chả cá cắt miếng vừa ăn cho vào bát, cho hết gia vị vào, trộn đều để 30 phút cho chả cá ngấm gia vị.Cho chả cá đã ướp vào nồi, kho với lửa nhỏ, khoảng 10 phút sau nêm nếm lại lần nữa và kho đến khi thấy hơi cạn nước thì tắt bếp. Rắc thêm chút tiêu là xong..Đọc thêm


Bò thưngBò thưng

Những dịp lễ tết, giỗ chạp, ngoài những món nem, bì, chạo, chả… làm từ thịt heo, bò, người miền Trung còn hay nấu món “thịt bò thưng”, đây là một món ăn ít được biết nhiều ngoài khu vực miền Trung khoảng từ Quảng Nam vào đến Phú Yên, Bình Định. Thịt bò thăn ăn cùng cơm nóng hoặc với bánh tráng thêm chút lạc rang vàng giã giập đều rất ngon. Miếng thịt bò mềm, ngọt, ngạy bởi có sự hỗ trợn của miếng mỡ nhỏ giòn thơm mà không ngấy.Mùi thơm của sả của ngũ vị hương nồng nàn rất hợp vị cho bữa cơm mùa đông thêm phần đậm đà ấm cúng.
Thịt bò rửa sạch,để nguyên tảng dày 1cm.Ướp đều ngũ vị hương, tỏi sả, tiêu đưởng, nước mắm trong 1h . Mỡ cắt thỏi bằng chiều dài miếng thịt khổ 1cmx1cm, ướp nước mắm, tiêu và chút đường 1 tiếng. Trải miếng thịt, đặt thỏi mỡ vào, cuộn chặt tay, dùng dây buộc lại, buộc thêm lá sả bên ngoài. Làm lần lượt cho tới hết. Sau khi ướp đủ thời gian, cuộn thịt bò đã ngấm gia vị thì cho thịt vào nồi, luộc khoảng 10 phút sau khi nước sôi, vặn nhỏ lửa nêm nếm vừa miệng ninh cho đến khi bò săn lại là được. Để cuộn thịt nguội, cắt dây, thái lát, xếp ra đĩa trông như những cánh hoa.Đọc thêm


Canh khoai mỡ thịt bằmCanh khoai mỡ thịt bằm

Khoai mỡ bùi bùi, khoai lang ngòn ngọt, thịt viên trộn với đầu hành lá, tiêu có vị thơm nồng, cay cay, đặc biệt là hương vị đặc trưng của rau om, ngò gai. Phần đầu hành đập dập rồi băm nhỏ. Thịt xay ướp đầu hành lá băm, 1/4m tiêu, 1/4m hạt nêm, sau đó, vo viên tròn cỡ trái tắc. Khoai mỡ dùng dụng cụ múc trái cây (loại tạo viên tròn) tạo hình viên tròn. Khoai lang cắt khối 2cm. Rau om, ngò gai cắt nhỏ. Đun sôi 1 lít nước, tiếp theo cho thịt băm vào nấu cho ngọt nước, cho khoai mỡ vào nấu lửa vừa, nêm 1 gói gia vị nêm sẵn Canh rau củ. Khi khoai mỡ vừa chín , cho khoai lang vào nấu thêm vài phút. Tắt lửa, thêm 1M hành phi, rau om, ngò gai. Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu, dùng nóng với cơm.Đọc thêm


Mực xào chua cayMực xào chua cay

Mực xào giòn ngọt, chua chua cay cay vừa lại miệng vừa ngon, ăn hoài mà không thấy ngán.Sơ chế mực bằng cách rửa sạch và dùng rượu để khử mùi tanh của mực, sau đó cắt thành khoanh tròn. Ướp mực với ½ muỗng tiêu, 1/3 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng hành tím băm, 1 muỗng tỏi băm,1/2 muỗng đường và để trong 5 phút cho ngấm gia vị. Ớt Đà Lạt cắt từng miếng, cà chua bỏ hạt và hành tây cắt sợi, tỏi tây và hành lá cắt khúc. Pha 1 muỗng đường, 1 muỗng tương ớt, 1/3 dầu đường màu, 1 muỗng sốt tương cà, 2 muỗng nhỏ giấm gạo LISA vào 1/3 bát nước dừa, đảo đều để làm nước sốt. Phi tỏi và cho hết phần mực đã chuẩn bị vào xào, cho một chút rượu để món ăn được thơm hơn, đảo đều tay đến khi mực săn lại thì cho thêm hành tây, cần tây, ớt Đà Lạt và cà chua, cho thêm một chút bột năng pha loãng và hạt tiêu vào đảo thêm khoảng một phút nữa là được.Đọc thêm


Sunday, August 31, 2014

Cách nấu Mì Quảng đúng chuẩn Quảng Nam

Mì Quảng – món ăn đặc sắc của vùng Quảng Nam với thịt gà dai dòn, mùi thơm nồng của rau, vị béo ngậy của thịt của dầu, hương thơm của đậu phụng, chất giòn béo của bánh tráng .. đã trở thành món ăn tinh túy của những người con miền Trung. Quí vị hãy thực hiện món này với công thự́c và cách thức đơn giản được trình bày sau đây nhé.

cách nấu mý quảng đúng chất quảng na m 2

Nguyên liệu cho món mì quảng :

- Một con gà ta khoảng 1kg (cho 5-6 người ăn)
- 4-5 củ hành khô
- 2 củ tỏi
- ớt tươi, dầu phộng (dầu lạc), ớt màu (ớt bột khô xay nhuyễn)
- mì Quảng tráng sẵn
- đậu phộng rang (lạc rang)
- bánh tráng nướng (bánh đa)
- hành ngò, rau ăn kèm gồm xà lách, rau húng lủi
- rau sống: bắp chuối bào, giá, cải non
- gia vị: hạt tiêu, muối, nước mắm ngon, bột ngọt, đường, một trái chanh.



Chuẩn bị sơ chế:

- Thịt gà làm sạch, lóc thịt riêng, xắt miếng nhỏ vừa ăn để làm nước nhân. Phần xương gà hoặc những chỗ không lóc thịt được như cánh, cổ, chân chặt thành từng miếng vừa ăn
- Giã chung hành, tỏi và ớt tươi (nếu không ăn cay có thể không cho ớt tươi). Ướp thịt gà đã lóc cùng bộ lòng gà với hành tỏi đã giã cùng với tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm ngon, muối (có thể thay bằng bột nêm), ít nhất 30 phút. Ướp xương gà ương tự như trên.
- Hành ngò xắt nhỏ. Xà lách cắt miếng vừa ăn trộn cùng với các loại rau khác rửa sạch để ráo nước.

Thực hiện món mì Quảng

- Món ăn này sẽ có mùi thơm đặc trưng rất ngon khi nấu bằng dầu phộng (dầu lạc) so với các loại dầu ăn khác.
- Lấy một nồi nhỏ nấu nước nhân, cho dầu phộng vào nồi, để thật sôi để khử mùi, cho một phần hành tỏi đã giã vào phi cho thơm, cho vào khoảng một muỗng cafe ớt màu cho lên màu đẹp (nếu thích cay thì có thể cho thêm), tiếp theo cho phần gà lóc đã ướp vào xào chín thơm, đợi cho thịt gà săn lại cho một ít nước dùng (hoặc nước lạnh) vào, nêm nếm lại và đun khoảng 15 phút cho gà mềm. Nước nhân ngon phải hơi sánh, có vị thơm, hơi cay, màu đẹp và hơi mỡ màng một chút.
- Lấy một nồi lớn hơn để nấu nước xương gà, công đoạn cũng như trên nhưng nước nhiều hơn để chan vào tô mì và thời gian nấu lâu hơn cho xương mềm. Nếu muốn nước ngọt hơn, có thể mua xương heo về hầm để lấy nước dùng, nếu ít cầu kỳ thì dùng nước lạnh cũng ngon vì mì Quảng ăn hơi khô nước, không như bún riêu hay bún bò phải ăn nhiều nước.
- Làm một chén nước mắm: Giã một ít ớt tỏi, cho chút đường, tí chanh và nước mắm ngon vào, để nếu lạt có thể cho thêm vào mì. Khi dọn ăn, cho mì vào tô, chan vào một ít nước nhân cùng thịt gà lóc trong nồi nước nhân, vài miếng xương gà và nước dùng từ nồi xương, nhớ vớt một ít dầu phộng nổi bên trên nồi, rắc ít đậu phộng và hành ngò. Để ăn ngon, chan thêm một chút nước mắm đã giã, bẻ ít bánh tráng nướng vào cùng với rau sống, ăn xong một tô, còn muốn thêm tô nữa…



Tìm hiểu thêm về Mỳ Quảng

- Mỳ Quảng, từ lâu đã được biết đến như cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Bây giờ, ngoài Quảng Nam ra, nhiều nơi cũng có quán ăn mì Quảng. Mì Quảng theo chân những người Quảng Nam tha hương và cùng họ có mặt khắp nơi như người bạn đồng hành tri kỷ. Mì Quảng thường có mặt trong những bữa tiệc “vọng cố hương” của người Quảng Nam xa xứ.
- Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi, nhân mì thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua… và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mì Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mì Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế…
- Đến Quảng Nam, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mì Quảng nằm dọc trên tuyến đường quốc lộ 1A luôn đông đúc khách sành ăn. 

Theo Vào Bếp Nấu Ăn

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An

Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng mình thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên "cao lầu" trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 1

Vậy thực chất, món cao lầu là gì? Đó chính là một món mì mà đã từ rất lâu được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Cao lầu có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mì Quảng, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.

Nguồn gốc của cái tên “cao lầu”

Theo một người Hoa lâu năm ở Hội An, cao lầu đã xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán trước, nhưng chính những người Hoa mới là những nhân vật bám trụ lâu nhất trên nền đất cổ này.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 2

Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn 2 tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 3

Cái tên "cao lầu" luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội. Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món "cao lương mĩ vị". Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang "lên lầu", dần quen rút lại chỉ còn "cao lầu".

Đến Hội An, thưởng thức hồn ẩm thực phố cổ

Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mì được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 4

Sợi cao lầu có màu vàng gạo lứt hoặc được nhuộm vàng. Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lâu thêm hương vị thơm cũng hơi giống món mì quảng, người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Các món này đặt trên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 5

Bước chân ra khỏi đất cổ Hội An, cao lầu đã thay đổi đi ít nhiều, cái không khí cổ kính cũng phai nhạt đi mất. Chỉ có ở Hội An thì cao lầu mới có đủ hương sắc của một món ăn miền Trung tinh tế và cổ vị. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 6

Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Có lẽ do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị... Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa cũ tinh túy nơi đây.

Theo Kênh 14

Sunday, August 17, 2014

Canh trứng cà chua

Canh trứng cà chua là một sự lựa chọn mát lành cho những ngày hè nóng nực, món ăn không chỉ bắt mắt mà còn chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng hợp lý cho cả gia đình trong mùa hè đang đến.

Canh trứng cà chua

Thành phần
100 g thịt thăn heo
1 quả cà chua
10 g nấm đông cô
1 quả trứng
1/4 thìa muối, 1/4 thìa đường, 1/8 thìa hạt tiêu, 1/4 thìa dầu mè
2 thìa nước tinh bột(dùng 1 muỗng canh nước hòa tan với 1 muỗng canh bột năng)
30 g hành, mùi tàu ( ngò)



Hướng dẫn
1. Thịt thái miếng mỏng dài, ướp với chút muối, tiêu, dầu mè và 1 thìa cà phê nước tinh bột trong khoảng 15 phút.

2. Cà chua thái múi cau. Nấm rửa sạch, ngâm nở rồi cắt sợi.

3. Làm nóng nồi hoặc chảo sâu lòng với chút dầu ăn, cho nấm và cà chua vào xào đến khi cà chua mềm thì bạn nêm thêm ít muối và đường

4. Thêm nước tùy lượng ăn, đun sôi rồi cho thịt vào nấu cùng.Khi nước trong nồi sôi lại, bạn chuyển lửa nhỏ, từ từ đổ nốt phần nước tinh bột còn lại vào.

5. Khi nước hơi sánh lại bạn từ từ rót trứng đã đánh vào, dùng đũa khuấy nhẹ theo một chiều để tạo vân trứng, thêm ít dầu mè và rắc chút tiêu,hành ngò lên rồi tắt bếp. Dọn ra dùng nóng như một món canh ăn cùng cơm.

Có ai đó đã từng đặt tên cho món canh trứng cà chua với cái tên mỹ miều " Mây ám vườn hồng" để miêu tả cho món canh rực rỡ mà rất dễ chế biến này.Nguyên liệu cũng hết sức phong phú tùy theo sở thích của mỗi người.Trên đây là công thức để có một bát canh trứng cà chua thật sự bắt mắt và ngon miệng trong ngày hè.

Theo Amthuc365

Những món trứ danh ở đất Phan Thiết

Đến với mảnh đất Phan Thiết bạn sẽ được thưởng thức những món ngon như gỏi cá mai, gỏi ốc giác, dông đất nướng, bánh hỏi... với những món ăn này chắc chắn sẽ làm cho bạn nhớ mãi hương vị của nó.
Thưởng thức và cảm nhận hương vị đậm đà, dân dã của các món ăn độc đáo nơi đây là một trong những điều làm du khách thập phương cảm thấy thích thú.

1. Gỏi cá mai
Gỏi cá mai là món nhậu yêu thích của đấng mày râu. Buổi chiều đi dọc các quán ở khu vực bờ kè ven sông Cà Ty hay Mũi Né, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những tấm biển ghi tên món ăn này.

Gỏi cá mai

Vị chát của chuối xanh, chua chua của khế, giòn tan của dưa chuột, vị cay của tỏi ớt và thơm mát của các loại rau… tất cả tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn làm mê đắm những tâm hồn ăn uống.
Cá mai sau khi bóp chanh, tẩm ướp gia vị sẽ được trộn cùng răm, hành, húng, đậu phụ rang. Nước chấm cá mai tương đối cầu kỳ, trông sền sệt rất hấp dẫn và thơm mùi của me, chuối chín, tỏi và ớt. Khi ăn có thể cuốn bánh tráng cùng khế, chuối xanh, dưa leo, xà lách…

2. Gỏi ốc giác
Gỏi ốc giác là món ăn chơi rất được ưa thích ở Phan Thiết. Không chỉ mát và bổ, món ăn này còn hấp dẫn thực khách bởi vị ngọt đậm rất riêng của ốc. Món gỏi là sự kết hợp của đu đủ, đậu phộng, rau rẩm, hành tây, khi ăn thường kèm với bánh tráng, phồng tôm và chấm cùng mắm chua ngọt.
Gỏi được bán tại khu Sở Y Tế ngay gần Ga Phan Thiết vào buổi chiều tối. Đến đây, bạn còn được thưởng thức một số loại ốc khác cũng hấp dẫn không kém.

3. Dông đất nướng
Dông là một trong những món đặc sản của Phan Thiết. Chúng là loài động vật sống trong hang và thường ra những đồi cát trải dài vào sáng tinh mơ để ăn chồi non, uống nước sương đêm, nên thịt rất thơm, mềm ngọt.

Dông đất nướng

Có nhiều món ngon chế biến từ dông như chả, gỏi, nấu cháo, xào sả ớt, nấu dưa hồng… nhưng dông nướng lại lôi cuốn được nhiều du khách nhất bởi hương vị thơm ngon đặc biệt hơn cả.

4. Bánh hỏi
Món ăn chỉ bao gồm bánh hỏi, lòng heo, bánh tráng mỏng, rau sống và nước chấm, nhưng khó nơi nào có thể sánh được. Bánh hỏi ở đây có phần khá rời rạc, cọng nhỏ nhắn, mịn màng, dai và thoạt nhìn có vẻ giống bún hơn. Đĩa lòng phải có đủ tim, gan, cật, phèo non và nhất định không thể thiếu thịt ba chỉ. Nước chấm làm từ nước cốt me pha chung tỏi ớt xay nhuyễn, đường và một chút muối tạo nên vị chua ngọt thơm dịu.

Bánh hỏi

Du khách có thể thưởng thức món ẩm thực này ngay trong thành phố biển trên đường Trần Phú buổi sáng. Hoặc đúng hương vị quê gốc của món này, thì hỏi đường đến Phú Long, cách Phan Thiết khoảng 6 km về phía Bắc. Giá: 20.000 đồng/xuất ăn.

5. Bánh căn
Đây là món ngon vỉa hè ở thành phố biển, thường thấy trên đường Ngư Ông, Hải Thượng, Thủ Khoa Huân hay dọc chợ Phan Thiết. Những chiếc bánh căn được nung chín bằng khuôn đất, bên trong là nhân đủ vị như thịt, trứng, mực, tôm...

Bánh căn

Nước chấm là điểm nhấn cho món ăn với màu đỏ tươi hấp dẫn, được pha sánh và có vị chua ngọt hơi cay rất ngon miệng. Bánh căn được ăn chung với các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh xắt sợi nhỏ.

6. Bánh xèo
Bánh xèo Phan Thiết khác hơn so với bánh xèo các nơi ở chỗ, bên trong có đủ tôm, mực, mỡ, thịt heo ba chỉ... mà toàn là đồ tươi luôn sẵn có của miền biển. Bạn có thể ăn ở bất kỳ tiệm nào trên con đường Tuyên Quang, Bình Hưng, Phan Thiết.

Bánh xèo

Bánh xèo Phan Thiết thường được ăn bằng cách thả chiếc bánh vừa vớt ra còn nóng vào bát nước chấm cho ngập bánh, ăn cùng rau húng, dấp cá, quế thơm…

7. Răng mực
Nhiều du khách đến đây thấy tò mò về món ăn chơi rất được lòng các cô cậu học trò, hỏi ra mới biết đó là những chiếc răng mực.
Răng mực rửa sạch, ướp gia vị, tùy theo yêu cầu của thực khách mà chủ quán có thể nướng, chiên hay xào. Cảm giác sần sật, dai thơm rất vui miệng khi nhai răng mực. Bạn có thể tìm ăn ở gần Ga Phan Thiết, trên đường Nguyễn Tất Thành…

Răng mực

Tối mát trời, dừng chân bên một quán cóc ven đường, ngồi nhâm nhi những chiếc răng mực nướng với bạn bè, thêm ly trà đá mát lạnh thì không gì tuyệt bằng.

8. Bánh tráng cuốn dẻo
Tuy thành phần khá đơn giản là bánh tráng dẻo, mắm ruốc, tóp mỡ và trứng cút cuộn lại nhưng bánh tráng cuốn dẻo là món ăn vặt không thể bỏ lỡ khi du lịch Phan Thiết. Món này thường được bán cùng với các quán bánh tráng mắm ruốc nướng ở lề đường vào buổi chiều muộn ở ngã tư Trần Hưng Đạo, Thủ Khoa Huân, ngã ba Tam Biên…

9. Bánh tráng chấm mắm ruốc
Có thể nói, bánh tráng chấm mắm ruốc là món ăn đặc sản và truyền thống của Phan Thiết, gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người dân nơi đây. Bánh tráng chấm nắm ruốc kết thân với người dân từ bữa sáng đến những chiều cần có gì lót dạ.
Mắm múc ra, vắt thêm chanh, ớt xay rồi đánh đều là bí quyết làm cho món ăn trở nên hấp dẫn. Nếu từng một lần ăn thử món này, có thể bạn sẽ bị phải lòng vị thơm lừng đặc trưng của mắm ruốc, giòn giòn, bùi bùi của bánh tráng nướng với cái dai của bánh tráng cuốn, hòa chung vị mát lành của rau và chua nhẹ của xoài. Nhiều khách du lịch lưu luyến món ăn này thường ra chợ Phan Thiết tìm mua mắm ruốc để mang chút vị Phan Thiết về nhà.

Bánh tráng cuốn

Bánh tráng cuốn chung với rau răm, dưa leo, xoài chua, trứng cút dầm nát, bánh tráng nướng bẻ vụn và cuốn tròn lại ấy vậy mà hương vị thì đậm đà khó quên.

10. Bánh quai vạc tôm thịt
Có dịp đến thành phố Phan Thiết, du khách hãy thưởng thức bánh quai vạc, chắc sẽ không bao giờ quên được hương vị riêng biệt của món ăn và vị ngọt của tôm biển tươi rói. Pha nước chấm hơi đặc với nguyên liệu chủ yếu là nước mắm, đường cát, ớt xiêm cắt lát mỏng, nêm nếm cho hợp khẩu vị.
Gắp bánh bày lên đĩa, kèm vài lát chanh bên cạnh chén hành củ, tóp mỡ phi vàng. Khi ăn cho bánh vào chén, rắc hành phi mỡ với nước chấm, tí chanh và nâng chén. Nhai từ từ sẽ tận hưởng cái vị ngòn ngọt, dai dai, béo béo, cay cay, mà ngon khó lòng quên được.

11. Mì Quảng vịt
Với người Phan Thiết, thay bằng ăn kèm thịt heo, thịt vịt mềm với hương vị cay cay, ngọt béo sẽ làm món mì Quảng càng thơm ngon, hấp dẫn hơn. Một tô mì Quảng vịt nóng hổi, thơm nồng với vị béo vừa phải của vịt cỏ cùng với vị cay của ớt, bùi của đậu phộng, hủ tíu và hương thơm của rau ăn kèm sẽ làm hài lòng dạ dày của bạn..

Mì Quảng vịt

Một bát Mì Quảng vịt với giá từ 15.000 – 40.000/tô, bạn có thể tìm đến những quán gia truyền trên đường Trần Phú, gần trường Tuyên Quang, Phan Bội Châu... 

12. Bánh canh chả cá

Bánh canh chả cá

Hầu hết du khách khi du lịch Phan Thiết đều thử qua bánh canh, món ăn đơn giản nhưng lại có sức hút rất đặc biệt. Bánh canh ở đây có hai loại là bánh canh chả cá và bánh canh chả hấp được chế biến rất ngon, khi ăn có thể kèm theo bánh mì để chấm với nước bánh canh. Bạn có thể ăn món này tại một số quán trên đường Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, Kim Đồng… vào buổi chiều tối.

Ngoài những món ăn kể trên, thành phố Phan Thiết còn thiết đãi du khách nhiều món ăn ngon miệng khác như: cơm gà đường Lê Hồng Phong; lẩu cá đường Phan Đình Phùng; chả lụi đường Trần Hưng Đạo; bánh bèo, bánh bò ở gần ga Phan Thiết, phở khuya Lạc Hà…

Theo Vnexpress

Sunday, August 3, 2014

Nấu cháo cá thế nào cho ngon nhất

Món cháo cá rất bổ dưỡng, thích hợp bồi bổ cơ thể, làm món ăn sáng hoặc ăn nhẹ cho cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất tuyệt. Dưới đây là cách nấu cháo cá ngon cho cả nhà tham khảo.

 Viet Canada

Nguyên liệu:

  • 1 con cá (cá chép hoặc cá quả) bạn cũng có thể dùng 2 khúc cá cũng được
  • 1 nhánh gừng
  • ½ bát gạo
  • ½ bát đậu Hà Lan
  • Hành xanh, nước mắm, hạt nêm, tiêu


Cách làm:
Cá rửa sạch, tưới chút dấm rửa qua cho cá khỏi tanh.
Cho cá vào nồi nước, thêm nhánh gừng đập dập, luộc chín.
Vớt cá ra gỡ lấy thịt, gỡ cẩn thận để tránh xương.
Nước luộc cá lọc qua 1 cái rây để loại bỏ những cái vảy và xương sót lại.
Vo gạo rồi cho vào nồi nước luộc cá nấu.
Ninh cháo nhỏ lửa đến khi cháo chín nhừ.
Thịt cá có thể xào qua với chút hành tím phi thơm, nêm nước mắm, hạt tiêu cho đậm đà. Nếu không thích bạn có thể bỏ qua bước này mà cho thịt cá vào nồi luôn sau khi cháo chín.
Cho đậu Hà Lan vào tiếp.
Nêm nếm chút hạt nêm cho cháo vừa ăn, chỉ nên nhàn nhạt để còn giữ được vị ngọt của cá.
Đun đến khi đậu Hà Lan chín thì tắt bếp.

canh chua cá lóc 3

Khi ăn cho hành xanh vào bát, múc cháo nóng lên trên, rắc chút gừng thái chỉ và tiêu xay lên trên.
Nếu muốn ăn đậm đà hơn có thể cho ½ thìa nước mắm vào bát trước khi múc cháo vào.
Khi ăn trộn đều lên, bát cháo ngọt, đậm đà vừa phải rất ngon.

Theo - Món Ngon Mỗi Ngày

Friday, August 1, 2014

Cách làm Miến trộn Hàn Quốc

Bạn đã từng thử món miến trộn của Hàn Quốc chưa? Nếu bạn chưa từng thì hãy bắt tay vào làm món miến trộn thanh mát và cực ngon này luôn nhé!

Lam mien tron Han Quoc don gian cuc ngon

Nguyên liệu cần có: 
 - 200g miến Hàn Quốc 
 - 100g thịt bò 
 - 100g cà rốt 
 - 1 củ hành tây 
 - 1 quả ớt chuông đỏ, 2 quả ớt chuông vàng 
 - 300g rau cải (hoặc rau dền cơm) 
 - 200g nấm kim châm 
 - Gia vị: nước tương, dầu mè, mè rang 
Cách làm: 
Đầu tiên hãy ngâm và rửa rau thật sạch, sau đó cắt thành khúc nhỏ, xào sơ với nước tương và dầu mè, trộn một ít mè rang vào. Tiếp theo, rửa sạch củ hành tây rồi xắt nhỏ ra, sau đó xào lên cho đến khi miếng hành trong thì tắt bếp. 

Lam mien tron Han Quoc don gian cuc ngon

Nhớ chừa một ít hành tây lại để xào với thịt bò nhé! Với ớt chuông, rửa qua, rồi thái ớt thành những sợi dài và mảnh. Sau đó cũng đem xào qua cho chín tái.
Sau khi làm sạch nấm thì bắt đầu ngâm nấm trong nước muối khoảng 20-30 phút cho nấm thật sạch, sau đó cũng xào với dầu mè và nước tương.
Tiếp theo, cho thịt bò vào xào chung với hành tây đã chừa lại trước đó, có thể thêm một vài lá hành cắt khúc.

Lam mien tron Han Quoc don gian cuc ngon

Chần miến cho đến khi miến mềm ra và trong là được. Sau đó, nên vớt ra rồi xả nước lạnh vào để sợi miến không bị nát. 
Cho tất cả các nguyên liệu vừa sơ chế vào một tô lớn, nêm nếm một ít nước tương cho vừa miệng rồi trộn đều lên.
Cuối cùng món miến trộn đậm chất Hàn Quốc cũng đã hoàn thành.

Lam mien tron Han Quoc don gian cuc ngon

Nguồn - Việt Báo

Thursday, May 22, 2014

Các món ngon từ ngải cứu

Giữa rất nhiều thực phẩm thơm ngon, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích ăn ngải cứu, cũng không lạ khi vị đắng của ngải diệp trị được rất nhiều bệnh.
Không khó để tìm mua ngải cứu trong chợ hay siêu thị, bởi đây vừa là rau nấu các món ngon bổ dưỡng vừa là thuốc chữa bệnh. Ngải cứu được trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là tháng 6, sau đó phơi khô, dùng để ăn hoặc chữa bệnh khi cần. 

Tác dụng đối với sức khỏe của trà ngải cứu

Công dụng của ngải cứu 

Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thân có thể cao đến bốn, năm thước, lá phát triển tứ phía. Ngải cứu có vị đắng đặc trưng, cay, ấm dùng trong mùa đông rất hợp. Loại cây này thường dùng để điều hòa kinh nguyệt, người kiệt sức, đang mang thai, đang cho con bú hoặc người ốm lâu ngày… Ngoài ra, ngải cũng dùng để lấy lửa bằng cách dùng hai con dao cọ vào nhau đốt cháy bằng lá ngải. 

Từ rất lâu trước đó, ngải cứu đã được sử dụng như một loại rau, một cây thuốc quý trồng sau vườn để giải nhiệt, giúp người mới ốm dậy mau khỏe. 

Ngải cứu nhìn hơi giống rau cải cúc (tần ô). Cũng là những chiếc lá nhỏ, màu trắng xanh nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân cải cúc mập mạp chứ không khẳng khiu như ngải cứu và mùi hương ngải cứu hơi hắc một chút. Với các bà, các mẹ, ngải cứu là loại rau quen thuộc sau mỗi lần vượt cạn. Khi sức khỏe yếu nhất, cơ thể mất đi lượng máu đáng kể, cảm giác kiệt sức, ngải cứu chính là phương thuốc đơn giản mà diệu kỳ nhất. Trẻ nhỏ thường hay nô đùa, té ngã dẫn đến chảy máu, chỉ cần bứt lá ngải cứu tươi giã nát cùng với muối, đắp lên vết sẽ giúp cầm máu nhanh mà không gây đau nhức. Những bé bị rôm sảy, các bà mẹ cũng có thể dùng nước ngải cứu sau khi giã để tắm mỗi ngày giúp da trẻ mát hơn, tránh rôm mọc trở lại. 

Kết hợp với nguyên liệu chính, như trứng, thịt… món ăn từ ngải cứu không chỉ đầy bổ dưỡng mà còn rất ngon. Đơn giản nhất là món trứng hấp-chiên lá ngải. Với người mới ốm dậy, món ăn thích hợp vì mềm, dễ tiêu hóa. Khỏe hơn một chút có thể ăn gà tần ngải cứu, thuốc bắc. Món này phải ăn hết nước dùng mới bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ gà, lá ngải cứu và thuốc. 

Nếu không có điều kiện mua ngải cứu tươi thường xuyên, có thể mua một lần, về phơi khô ngoài sương giá và nắng sớm, đun với nước sôi, chưng cất thành tinh dầu ngải để chữa ho khan, hen suyễn… Ngoài ra, ngải cứu còn dùng để làm đẹp da với phương pháp đơn giản là dùng lá ngải cứu tươi đắp lên mặt mỗi ngày khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy da trắng hồng, sáng mịn. 

Không chỉ có tác dụng về thể chất, ngải cứu còn giúp nhiều người an tâm về tinh thần mỗi khi đi ra đường vì theo quan niệm xưa, cây thuốc này có tác dụng xua đuổi tà ma. Trước đây, trong ngày tết Đoan Ngọ, trước cửa nhà thường xuất hiện hình nộm cắm ngải cứu hoặc dây băng cuốn ngải cứu cài lên tóc, ngày nay nhiều người sử dụng túi thơm hình trái tim đựng ngải cứu bên trong với mong muốn may mắn trong tình yêu vì ngải đồng âm với từ “ái-yêu”. Đây cũng là quà tặng mà nhiều cặp nam nữ trao cho nhau để kết chặt sợi dây tình cảm.

Sườn hầm ngải cứu

Nguyên liệu: 
Sườn heo: 500g 
Ngải cứu: 1 bó: 
Hành tím: 2 củ 
1 thìa súp hành tím băm, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối. 

Cách làm: 
Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp sườn với ½ hành băm, muối, hạt nêm, để 10 phút cho thấm gia vị. Ngải cứu nhặt phần ngọn, rửa sạch, vò lá cho bớt đắng. 

Làm nóng dầu ăn, cho ½ hành còn lại vào phi thơm, cho sườn vào xào săn lại, đổ 4 bát nước vào đun sôi, để lửa riu khoảng 20 phút. Cho ngải cứu vào đun sôi thêm 5 phút nữa, nêm muối, hạt nêm vừa ăn. Tắt bếp. 

Múc canh sườn ngải cứu ra tô, rắc tiêu lên, dùng nóng. 

Gà tần ngải cứu

Nguyên liệu: 
Đùi và cánh gà: 500g 
Ngải cứu: 1 bó 
Nghệ tươi: 1 củ 
1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp rượu trắng, 2 thìa cà phê dầu ăn. 

Cách làm: 
Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, đập giập. Cho gà vào nồi ướp với nghệ, muối, hạt nêm, để khoảng 20 phút cho thấm. 

Ngải cứu nhặt phần ngọn, bỏ thân, rửa sạch. Gắp gà ra bát, sau đó cho ngải cứu vào nồi vừa ướp gà, nêm dầu ăn vào đảo đều, cho từng miếng gà lên, xếp xen kẽ với ngải cứu. Để 10 phút nữa cho gia vị thấm đều. 

Đổ thêm 1 bát nước vào nồi, cho lên bếp đun lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa vừa khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội, lặp lại quy trình 1 lần nữa, cuối cùng cho thêm rượu vào cho gà dậy mùi thơm là được. 

Trứng hấp ngải cứu

Nguyên liệu: 
Thịt nạc heo: 100g 
Trứng gà: 3 quả 
Ngải cứu: 20g 
1 củ hành tím, 
1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu. 

Cách làm: 
Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp thịt với muối, hành tím, tiêu, để 10 phút cho thấm gia vị. 

Trứng gà tách vỏ cho vào chén, nêm chút muối, hạt nêm vào đánh tan đều. 

Ngải cứu vò lá hơi nát cho bớt đắng, rửa sạch, thái nhỏ. 

Cho ngải cứu, thịt heo vào trứng, trộn đều. Cho trứng vào nồi hấp cách thủy 15 phút là được.

Dọn trứng ra đĩa, rắc ít tiêu lên trên, ăn kèm cơm nóng.

Theo-http://www.monngon.org/cac-mon-ngon-tu-ngai-cuu/

Sunday, May 4, 2014

Canh rau ngót nấu mọc

Nguyên liệu:

Rau ngót, Giò sống, Nấm mèo, Hành lá, Gia vị

Hướng dẫn cách làm canh rau ngót nấu mọc

Thực hiện: 

Nấm mèo rửa qua với nước và ngâm trong nước ấm cho nấm nở. Sau đó rửa sạch và thái nhuyễn.
Hành lá rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn chung với giò sống, thêm 1/2 thìa cà phê nước mắm, 1/4 thìa hạt nêm, chút ít tiêu và nấm mèo đã thái vào, trộn đều.

Thoa một ít dầu ăn vào tay để vo giò sống thành những viên mọc tròn nhỏ. 

Cho 400ml nước vào nồi bắc lên bếp, khi nước sôi thả những viên mọc vào nấu cùng. Đun đến khi mọc chín nổi lên thì cho rau ngót đã rửa sạch vào. 

Khi canh sôi trở lại thì nêm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp, múc canh ra bát.

Rau ngót thường được nấu cùng thịt băm, tuy nhiên vào ngày cuối tuần bạn thử đổi vị cùng canh rau ngót nấu mọc để món canh trở nên đặc biệt hơn nhé!

Chúc bạn và gia đình ngon miệng với món canh rau ngót nấu mọc.

Nguồn-http://cachnauanngon.com/canh-rau-ngot-nau-moc-thanh-mat/

Saturday, May 3, 2014

Gà Kho Gừng

Nguyên liệu:
Gà, nước mắm, muối, tiêu, đường, nước, dầu ăn, hành tây, gừng tươi, tỏi, ớt khô, hành lá
 
Gà kho gừng
Thời gian chuẩn bị: 10Phút - Thời gian thực hiện: 25Phút

Thực hiện: 
Cho đường vào chảo nóng đun lửa vừa vừa khoảng 5 phút cho đường tan hết thì giảm nhỏ lửa và vừa đun vừa khuấy thêm 4-5 phút nữa. Sau đó, tắt bếp, nhấc xuống và đổ nước vào. Khi thấy caramel bắt đầu kẹo lại thì hâm bếp nóng một lúc là được.
Băm nhỏ hành tây, thái sợi gừng và thái nhỏ tỏi, để sẵn chuẩn bị. 

Chuẩn bị chảo nóng với ít dầu, sau đó cho gừng và hành vào phi thơm, khoảng 1 phút. Kế đến, thêm tỏi vào phi thêm 1 phút nữa thì vớt hết hành, tỏi và gừng ra. 

Ướp gà trước với muối khoảng 20 phút. Cho gà vào chảo xào hành tỏi, chiên đến khi gà chuyển màu vàng nâu đều các mặt. Tiếp theo, bạn cho caramel, nước mắm, một ít muối, tiêu, và ớt bột vào, giảm nhỏ lửa và kho khoảng 20 phút, thì bạn thêm hành gừng tỏi đã được phi thơm ở trên vào. 

Chúc các bạn ngon miệng với món gà kho gừng.

Nguồn: http://cachnauanngon.com/ga-kho-gung-ngon-com/