Sunday, August 31, 2014

Cách nấu Mì Quảng đúng chuẩn Quảng Nam

Mì Quảng – món ăn đặc sắc của vùng Quảng Nam với thịt gà dai dòn, mùi thơm nồng của rau, vị béo ngậy của thịt của dầu, hương thơm của đậu phụng, chất giòn béo của bánh tráng .. đã trở thành món ăn tinh túy của những người con miền Trung. Quí vị hãy thực hiện món này với công thự́c và cách thức đơn giản được trình bày sau đây nhé.

cách nấu mý quảng đúng chất quảng na m 2

Nguyên liệu cho món mì quảng :

- Một con gà ta khoảng 1kg (cho 5-6 người ăn)
- 4-5 củ hành khô
- 2 củ tỏi
- ớt tươi, dầu phộng (dầu lạc), ớt màu (ớt bột khô xay nhuyễn)
- mì Quảng tráng sẵn
- đậu phộng rang (lạc rang)
- bánh tráng nướng (bánh đa)
- hành ngò, rau ăn kèm gồm xà lách, rau húng lủi
- rau sống: bắp chuối bào, giá, cải non
- gia vị: hạt tiêu, muối, nước mắm ngon, bột ngọt, đường, một trái chanh.



Chuẩn bị sơ chế:

- Thịt gà làm sạch, lóc thịt riêng, xắt miếng nhỏ vừa ăn để làm nước nhân. Phần xương gà hoặc những chỗ không lóc thịt được như cánh, cổ, chân chặt thành từng miếng vừa ăn
- Giã chung hành, tỏi và ớt tươi (nếu không ăn cay có thể không cho ớt tươi). Ướp thịt gà đã lóc cùng bộ lòng gà với hành tỏi đã giã cùng với tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm ngon, muối (có thể thay bằng bột nêm), ít nhất 30 phút. Ướp xương gà ương tự như trên.
- Hành ngò xắt nhỏ. Xà lách cắt miếng vừa ăn trộn cùng với các loại rau khác rửa sạch để ráo nước.

Thực hiện món mì Quảng

- Món ăn này sẽ có mùi thơm đặc trưng rất ngon khi nấu bằng dầu phộng (dầu lạc) so với các loại dầu ăn khác.
- Lấy một nồi nhỏ nấu nước nhân, cho dầu phộng vào nồi, để thật sôi để khử mùi, cho một phần hành tỏi đã giã vào phi cho thơm, cho vào khoảng một muỗng cafe ớt màu cho lên màu đẹp (nếu thích cay thì có thể cho thêm), tiếp theo cho phần gà lóc đã ướp vào xào chín thơm, đợi cho thịt gà săn lại cho một ít nước dùng (hoặc nước lạnh) vào, nêm nếm lại và đun khoảng 15 phút cho gà mềm. Nước nhân ngon phải hơi sánh, có vị thơm, hơi cay, màu đẹp và hơi mỡ màng một chút.
- Lấy một nồi lớn hơn để nấu nước xương gà, công đoạn cũng như trên nhưng nước nhiều hơn để chan vào tô mì và thời gian nấu lâu hơn cho xương mềm. Nếu muốn nước ngọt hơn, có thể mua xương heo về hầm để lấy nước dùng, nếu ít cầu kỳ thì dùng nước lạnh cũng ngon vì mì Quảng ăn hơi khô nước, không như bún riêu hay bún bò phải ăn nhiều nước.
- Làm một chén nước mắm: Giã một ít ớt tỏi, cho chút đường, tí chanh và nước mắm ngon vào, để nếu lạt có thể cho thêm vào mì. Khi dọn ăn, cho mì vào tô, chan vào một ít nước nhân cùng thịt gà lóc trong nồi nước nhân, vài miếng xương gà và nước dùng từ nồi xương, nhớ vớt một ít dầu phộng nổi bên trên nồi, rắc ít đậu phộng và hành ngò. Để ăn ngon, chan thêm một chút nước mắm đã giã, bẻ ít bánh tráng nướng vào cùng với rau sống, ăn xong một tô, còn muốn thêm tô nữa…



Tìm hiểu thêm về Mỳ Quảng

- Mỳ Quảng, từ lâu đã được biết đến như cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Bây giờ, ngoài Quảng Nam ra, nhiều nơi cũng có quán ăn mì Quảng. Mì Quảng theo chân những người Quảng Nam tha hương và cùng họ có mặt khắp nơi như người bạn đồng hành tri kỷ. Mì Quảng thường có mặt trong những bữa tiệc “vọng cố hương” của người Quảng Nam xa xứ.
- Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi, nhân mì thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua… và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mì Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mì Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế…
- Đến Quảng Nam, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mì Quảng nằm dọc trên tuyến đường quốc lộ 1A luôn đông đúc khách sành ăn. 

Theo Vào Bếp Nấu Ăn

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An

Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng mình thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên "cao lầu" trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 1

Vậy thực chất, món cao lầu là gì? Đó chính là một món mì mà đã từ rất lâu được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Cao lầu có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mì Quảng, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.

Nguồn gốc của cái tên “cao lầu”

Theo một người Hoa lâu năm ở Hội An, cao lầu đã xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán trước, nhưng chính những người Hoa mới là những nhân vật bám trụ lâu nhất trên nền đất cổ này.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 2

Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn 2 tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 3

Cái tên "cao lầu" luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội. Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món "cao lương mĩ vị". Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang "lên lầu", dần quen rút lại chỉ còn "cao lầu".

Đến Hội An, thưởng thức hồn ẩm thực phố cổ

Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mì được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 4

Sợi cao lầu có màu vàng gạo lứt hoặc được nhuộm vàng. Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lâu thêm hương vị thơm cũng hơi giống món mì quảng, người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Các món này đặt trên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 5

Bước chân ra khỏi đất cổ Hội An, cao lầu đã thay đổi đi ít nhiều, cái không khí cổ kính cũng phai nhạt đi mất. Chỉ có ở Hội An thì cao lầu mới có đủ hương sắc của một món ăn miền Trung tinh tế và cổ vị. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.

Cao lầu - Niềm tự hào của ẩm thực Hội An 6

Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầu Hội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Có lẽ do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị... Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa cũ tinh túy nơi đây.

Theo Kênh 14

Sunday, August 17, 2014

Canh trứng cà chua

Canh trứng cà chua là một sự lựa chọn mát lành cho những ngày hè nóng nực, món ăn không chỉ bắt mắt mà còn chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng hợp lý cho cả gia đình trong mùa hè đang đến.

Canh trứng cà chua

Thành phần
100 g thịt thăn heo
1 quả cà chua
10 g nấm đông cô
1 quả trứng
1/4 thìa muối, 1/4 thìa đường, 1/8 thìa hạt tiêu, 1/4 thìa dầu mè
2 thìa nước tinh bột(dùng 1 muỗng canh nước hòa tan với 1 muỗng canh bột năng)
30 g hành, mùi tàu ( ngò)



Hướng dẫn
1. Thịt thái miếng mỏng dài, ướp với chút muối, tiêu, dầu mè và 1 thìa cà phê nước tinh bột trong khoảng 15 phút.

2. Cà chua thái múi cau. Nấm rửa sạch, ngâm nở rồi cắt sợi.

3. Làm nóng nồi hoặc chảo sâu lòng với chút dầu ăn, cho nấm và cà chua vào xào đến khi cà chua mềm thì bạn nêm thêm ít muối và đường

4. Thêm nước tùy lượng ăn, đun sôi rồi cho thịt vào nấu cùng.Khi nước trong nồi sôi lại, bạn chuyển lửa nhỏ, từ từ đổ nốt phần nước tinh bột còn lại vào.

5. Khi nước hơi sánh lại bạn từ từ rót trứng đã đánh vào, dùng đũa khuấy nhẹ theo một chiều để tạo vân trứng, thêm ít dầu mè và rắc chút tiêu,hành ngò lên rồi tắt bếp. Dọn ra dùng nóng như một món canh ăn cùng cơm.

Có ai đó đã từng đặt tên cho món canh trứng cà chua với cái tên mỹ miều " Mây ám vườn hồng" để miêu tả cho món canh rực rỡ mà rất dễ chế biến này.Nguyên liệu cũng hết sức phong phú tùy theo sở thích của mỗi người.Trên đây là công thức để có một bát canh trứng cà chua thật sự bắt mắt và ngon miệng trong ngày hè.

Theo Amthuc365

Những món trứ danh ở đất Phan Thiết

Đến với mảnh đất Phan Thiết bạn sẽ được thưởng thức những món ngon như gỏi cá mai, gỏi ốc giác, dông đất nướng, bánh hỏi... với những món ăn này chắc chắn sẽ làm cho bạn nhớ mãi hương vị của nó.
Thưởng thức và cảm nhận hương vị đậm đà, dân dã của các món ăn độc đáo nơi đây là một trong những điều làm du khách thập phương cảm thấy thích thú.

1. Gỏi cá mai
Gỏi cá mai là món nhậu yêu thích của đấng mày râu. Buổi chiều đi dọc các quán ở khu vực bờ kè ven sông Cà Ty hay Mũi Né, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những tấm biển ghi tên món ăn này.

Gỏi cá mai

Vị chát của chuối xanh, chua chua của khế, giòn tan của dưa chuột, vị cay của tỏi ớt và thơm mát của các loại rau… tất cả tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn làm mê đắm những tâm hồn ăn uống.
Cá mai sau khi bóp chanh, tẩm ướp gia vị sẽ được trộn cùng răm, hành, húng, đậu phụ rang. Nước chấm cá mai tương đối cầu kỳ, trông sền sệt rất hấp dẫn và thơm mùi của me, chuối chín, tỏi và ớt. Khi ăn có thể cuốn bánh tráng cùng khế, chuối xanh, dưa leo, xà lách…

2. Gỏi ốc giác
Gỏi ốc giác là món ăn chơi rất được ưa thích ở Phan Thiết. Không chỉ mát và bổ, món ăn này còn hấp dẫn thực khách bởi vị ngọt đậm rất riêng của ốc. Món gỏi là sự kết hợp của đu đủ, đậu phộng, rau rẩm, hành tây, khi ăn thường kèm với bánh tráng, phồng tôm và chấm cùng mắm chua ngọt.
Gỏi được bán tại khu Sở Y Tế ngay gần Ga Phan Thiết vào buổi chiều tối. Đến đây, bạn còn được thưởng thức một số loại ốc khác cũng hấp dẫn không kém.

3. Dông đất nướng
Dông là một trong những món đặc sản của Phan Thiết. Chúng là loài động vật sống trong hang và thường ra những đồi cát trải dài vào sáng tinh mơ để ăn chồi non, uống nước sương đêm, nên thịt rất thơm, mềm ngọt.

Dông đất nướng

Có nhiều món ngon chế biến từ dông như chả, gỏi, nấu cháo, xào sả ớt, nấu dưa hồng… nhưng dông nướng lại lôi cuốn được nhiều du khách nhất bởi hương vị thơm ngon đặc biệt hơn cả.

4. Bánh hỏi
Món ăn chỉ bao gồm bánh hỏi, lòng heo, bánh tráng mỏng, rau sống và nước chấm, nhưng khó nơi nào có thể sánh được. Bánh hỏi ở đây có phần khá rời rạc, cọng nhỏ nhắn, mịn màng, dai và thoạt nhìn có vẻ giống bún hơn. Đĩa lòng phải có đủ tim, gan, cật, phèo non và nhất định không thể thiếu thịt ba chỉ. Nước chấm làm từ nước cốt me pha chung tỏi ớt xay nhuyễn, đường và một chút muối tạo nên vị chua ngọt thơm dịu.

Bánh hỏi

Du khách có thể thưởng thức món ẩm thực này ngay trong thành phố biển trên đường Trần Phú buổi sáng. Hoặc đúng hương vị quê gốc của món này, thì hỏi đường đến Phú Long, cách Phan Thiết khoảng 6 km về phía Bắc. Giá: 20.000 đồng/xuất ăn.

5. Bánh căn
Đây là món ngon vỉa hè ở thành phố biển, thường thấy trên đường Ngư Ông, Hải Thượng, Thủ Khoa Huân hay dọc chợ Phan Thiết. Những chiếc bánh căn được nung chín bằng khuôn đất, bên trong là nhân đủ vị như thịt, trứng, mực, tôm...

Bánh căn

Nước chấm là điểm nhấn cho món ăn với màu đỏ tươi hấp dẫn, được pha sánh và có vị chua ngọt hơi cay rất ngon miệng. Bánh căn được ăn chung với các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh xắt sợi nhỏ.

6. Bánh xèo
Bánh xèo Phan Thiết khác hơn so với bánh xèo các nơi ở chỗ, bên trong có đủ tôm, mực, mỡ, thịt heo ba chỉ... mà toàn là đồ tươi luôn sẵn có của miền biển. Bạn có thể ăn ở bất kỳ tiệm nào trên con đường Tuyên Quang, Bình Hưng, Phan Thiết.

Bánh xèo

Bánh xèo Phan Thiết thường được ăn bằng cách thả chiếc bánh vừa vớt ra còn nóng vào bát nước chấm cho ngập bánh, ăn cùng rau húng, dấp cá, quế thơm…

7. Răng mực
Nhiều du khách đến đây thấy tò mò về món ăn chơi rất được lòng các cô cậu học trò, hỏi ra mới biết đó là những chiếc răng mực.
Răng mực rửa sạch, ướp gia vị, tùy theo yêu cầu của thực khách mà chủ quán có thể nướng, chiên hay xào. Cảm giác sần sật, dai thơm rất vui miệng khi nhai răng mực. Bạn có thể tìm ăn ở gần Ga Phan Thiết, trên đường Nguyễn Tất Thành…

Răng mực

Tối mát trời, dừng chân bên một quán cóc ven đường, ngồi nhâm nhi những chiếc răng mực nướng với bạn bè, thêm ly trà đá mát lạnh thì không gì tuyệt bằng.

8. Bánh tráng cuốn dẻo
Tuy thành phần khá đơn giản là bánh tráng dẻo, mắm ruốc, tóp mỡ và trứng cút cuộn lại nhưng bánh tráng cuốn dẻo là món ăn vặt không thể bỏ lỡ khi du lịch Phan Thiết. Món này thường được bán cùng với các quán bánh tráng mắm ruốc nướng ở lề đường vào buổi chiều muộn ở ngã tư Trần Hưng Đạo, Thủ Khoa Huân, ngã ba Tam Biên…

9. Bánh tráng chấm mắm ruốc
Có thể nói, bánh tráng chấm mắm ruốc là món ăn đặc sản và truyền thống của Phan Thiết, gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người dân nơi đây. Bánh tráng chấm nắm ruốc kết thân với người dân từ bữa sáng đến những chiều cần có gì lót dạ.
Mắm múc ra, vắt thêm chanh, ớt xay rồi đánh đều là bí quyết làm cho món ăn trở nên hấp dẫn. Nếu từng một lần ăn thử món này, có thể bạn sẽ bị phải lòng vị thơm lừng đặc trưng của mắm ruốc, giòn giòn, bùi bùi của bánh tráng nướng với cái dai của bánh tráng cuốn, hòa chung vị mát lành của rau và chua nhẹ của xoài. Nhiều khách du lịch lưu luyến món ăn này thường ra chợ Phan Thiết tìm mua mắm ruốc để mang chút vị Phan Thiết về nhà.

Bánh tráng cuốn

Bánh tráng cuốn chung với rau răm, dưa leo, xoài chua, trứng cút dầm nát, bánh tráng nướng bẻ vụn và cuốn tròn lại ấy vậy mà hương vị thì đậm đà khó quên.

10. Bánh quai vạc tôm thịt
Có dịp đến thành phố Phan Thiết, du khách hãy thưởng thức bánh quai vạc, chắc sẽ không bao giờ quên được hương vị riêng biệt của món ăn và vị ngọt của tôm biển tươi rói. Pha nước chấm hơi đặc với nguyên liệu chủ yếu là nước mắm, đường cát, ớt xiêm cắt lát mỏng, nêm nếm cho hợp khẩu vị.
Gắp bánh bày lên đĩa, kèm vài lát chanh bên cạnh chén hành củ, tóp mỡ phi vàng. Khi ăn cho bánh vào chén, rắc hành phi mỡ với nước chấm, tí chanh và nâng chén. Nhai từ từ sẽ tận hưởng cái vị ngòn ngọt, dai dai, béo béo, cay cay, mà ngon khó lòng quên được.

11. Mì Quảng vịt
Với người Phan Thiết, thay bằng ăn kèm thịt heo, thịt vịt mềm với hương vị cay cay, ngọt béo sẽ làm món mì Quảng càng thơm ngon, hấp dẫn hơn. Một tô mì Quảng vịt nóng hổi, thơm nồng với vị béo vừa phải của vịt cỏ cùng với vị cay của ớt, bùi của đậu phộng, hủ tíu và hương thơm của rau ăn kèm sẽ làm hài lòng dạ dày của bạn..

Mì Quảng vịt

Một bát Mì Quảng vịt với giá từ 15.000 – 40.000/tô, bạn có thể tìm đến những quán gia truyền trên đường Trần Phú, gần trường Tuyên Quang, Phan Bội Châu... 

12. Bánh canh chả cá

Bánh canh chả cá

Hầu hết du khách khi du lịch Phan Thiết đều thử qua bánh canh, món ăn đơn giản nhưng lại có sức hút rất đặc biệt. Bánh canh ở đây có hai loại là bánh canh chả cá và bánh canh chả hấp được chế biến rất ngon, khi ăn có thể kèm theo bánh mì để chấm với nước bánh canh. Bạn có thể ăn món này tại một số quán trên đường Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông, Kim Đồng… vào buổi chiều tối.

Ngoài những món ăn kể trên, thành phố Phan Thiết còn thiết đãi du khách nhiều món ăn ngon miệng khác như: cơm gà đường Lê Hồng Phong; lẩu cá đường Phan Đình Phùng; chả lụi đường Trần Hưng Đạo; bánh bèo, bánh bò ở gần ga Phan Thiết, phở khuya Lạc Hà…

Theo Vnexpress

Sunday, August 3, 2014

Nấu cháo cá thế nào cho ngon nhất

Món cháo cá rất bổ dưỡng, thích hợp bồi bổ cơ thể, làm món ăn sáng hoặc ăn nhẹ cho cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất tuyệt. Dưới đây là cách nấu cháo cá ngon cho cả nhà tham khảo.

 Viet Canada

Nguyên liệu:

  • 1 con cá (cá chép hoặc cá quả) bạn cũng có thể dùng 2 khúc cá cũng được
  • 1 nhánh gừng
  • ½ bát gạo
  • ½ bát đậu Hà Lan
  • Hành xanh, nước mắm, hạt nêm, tiêu


Cách làm:
Cá rửa sạch, tưới chút dấm rửa qua cho cá khỏi tanh.
Cho cá vào nồi nước, thêm nhánh gừng đập dập, luộc chín.
Vớt cá ra gỡ lấy thịt, gỡ cẩn thận để tránh xương.
Nước luộc cá lọc qua 1 cái rây để loại bỏ những cái vảy và xương sót lại.
Vo gạo rồi cho vào nồi nước luộc cá nấu.
Ninh cháo nhỏ lửa đến khi cháo chín nhừ.
Thịt cá có thể xào qua với chút hành tím phi thơm, nêm nước mắm, hạt tiêu cho đậm đà. Nếu không thích bạn có thể bỏ qua bước này mà cho thịt cá vào nồi luôn sau khi cháo chín.
Cho đậu Hà Lan vào tiếp.
Nêm nếm chút hạt nêm cho cháo vừa ăn, chỉ nên nhàn nhạt để còn giữ được vị ngọt của cá.
Đun đến khi đậu Hà Lan chín thì tắt bếp.

canh chua cá lóc 3

Khi ăn cho hành xanh vào bát, múc cháo nóng lên trên, rắc chút gừng thái chỉ và tiêu xay lên trên.
Nếu muốn ăn đậm đà hơn có thể cho ½ thìa nước mắm vào bát trước khi múc cháo vào.
Khi ăn trộn đều lên, bát cháo ngọt, đậm đà vừa phải rất ngon.

Theo - Món Ngon Mỗi Ngày

Friday, August 1, 2014

Cách làm Miến trộn Hàn Quốc

Bạn đã từng thử món miến trộn của Hàn Quốc chưa? Nếu bạn chưa từng thì hãy bắt tay vào làm món miến trộn thanh mát và cực ngon này luôn nhé!

Lam mien tron Han Quoc don gian cuc ngon

Nguyên liệu cần có: 
 - 200g miến Hàn Quốc 
 - 100g thịt bò 
 - 100g cà rốt 
 - 1 củ hành tây 
 - 1 quả ớt chuông đỏ, 2 quả ớt chuông vàng 
 - 300g rau cải (hoặc rau dền cơm) 
 - 200g nấm kim châm 
 - Gia vị: nước tương, dầu mè, mè rang 
Cách làm: 
Đầu tiên hãy ngâm và rửa rau thật sạch, sau đó cắt thành khúc nhỏ, xào sơ với nước tương và dầu mè, trộn một ít mè rang vào. Tiếp theo, rửa sạch củ hành tây rồi xắt nhỏ ra, sau đó xào lên cho đến khi miếng hành trong thì tắt bếp. 

Lam mien tron Han Quoc don gian cuc ngon

Nhớ chừa một ít hành tây lại để xào với thịt bò nhé! Với ớt chuông, rửa qua, rồi thái ớt thành những sợi dài và mảnh. Sau đó cũng đem xào qua cho chín tái.
Sau khi làm sạch nấm thì bắt đầu ngâm nấm trong nước muối khoảng 20-30 phút cho nấm thật sạch, sau đó cũng xào với dầu mè và nước tương.
Tiếp theo, cho thịt bò vào xào chung với hành tây đã chừa lại trước đó, có thể thêm một vài lá hành cắt khúc.

Lam mien tron Han Quoc don gian cuc ngon

Chần miến cho đến khi miến mềm ra và trong là được. Sau đó, nên vớt ra rồi xả nước lạnh vào để sợi miến không bị nát. 
Cho tất cả các nguyên liệu vừa sơ chế vào một tô lớn, nêm nếm một ít nước tương cho vừa miệng rồi trộn đều lên.
Cuối cùng món miến trộn đậm chất Hàn Quốc cũng đã hoàn thành.

Lam mien tron Han Quoc don gian cuc ngon

Nguồn - Việt Báo